Lịch sử Old_Trafford

Những năm đầu tiên

Bức tượng Sir Matt Busby nhìn từ hướng Đông sân vận động Old Trafford

Trước năm 1902, Manchester United được biết đến với cái tên Newton Heath, trong suốt khoảng thời gian thời gian này, những cầu thủ đầu tiên của câu lạc bộ đã thi đấu ở sân North Road và sau đó là sân Bank Street nằm ở Clayton. Tuy nhiên, cả hai đều có điều kiện thi đấu rất tồi tệ, sân North Road thì nằm giữa sỏi đá và đầm lầy, trong khi sân Bank Street thì bị ô nhiễm từ khói bụi của các nhà máy lân cận. Vì vậy sau khi giải cứu CLB khỏi việc phá sản vào năm 1909, chủ tịch mới của CLB ông John Henry Davies đã quyết định rằng Sân Bank Street đã không phù hợp với 1 đội bóng từng vô địch First DivisionFA Cup. Do đó, ông đã tặng CLB một số tiền để xây dựng 1 sân vận động mới. Không muốn đồng tiền của mình phung phí, Davies đã tham khảo địa hình xung quanh vùng Manchester, trước khi mua một mảnh đất liền kề Bridgewater Canal, nằm ở cuối phía Bắc đường Warwick, Old Trafford.[4]

Lịch sử sân vận động Old Trafford

Khởi công năm 1909, Old Trafford được hoàn tất vào năm 1910, với tổng kinh phí xây dựng lên đến 60 000 bảng, trở thành ngôi nhà mới của Câu lạc bộ, thay thế cho sân vận động cũ kỹ Bank Street ở Clayton. Sân bóng được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba người Scotland đó là ông Archibald Leitch, cũng là người đã xây nên các cầu trường danh tiếng khác của Anh Quốc như Hampden Park, Ibrox, và White Hart Lane. Ban đầu, sân vận động được thiết kế dự toán ban đầu với sức chứa 100,000 khán giả và khán đài phía Nam có mái che, còn ba khán đài còn lại được làm như ruộng bậc thang.[5] Tuy nhiên, do chi phí bắt đầu tăng lên, dự kiến sẽ tốn thêm 30 000 bảng so với dự toán ban đầu, theo đề nghị Nhà quản lý của câu lạc bộ JJ Bentley sức chứa của sân sẽ giảm xuống còn khoảng 80 000 khán giả. Trong bài viết về lễ khánh thành Old Trafford, một ký giả của tờ Sporting Chronicle đã cảm thán: “Đó là một cầu trường rộng rãi, diễm kiều, và phi thường bậc nhất...Một sân bóng không đối thủ trên khắp hoàn cầu, một niềm vinh dự cho thành Manchester”.[6][7][8][9]

Trước khi xây dựng Sân vận động Wembley vào năm 1923,[10] những trận chung kết Cúp FA được tổ chức trên khắp nước Anh bởi một số lý do khác nhau bao gồm cả Sân vận động Old Trafford.[11][12] Vào các năm 1911 và 1915, Old Trafford là địa điểm tổ chức Chung kết Cúp FA. Trận chung kết FA Cup năm 1911 lần đầu tiên giữa hai câu lạc bộ Bradford City và Newcastle United, Bradford dành chiến thắng 1-0 với bàn thắng duy nhất được ghi bởi Jimmy Speirs, đó là một trận đấu chứng kiến khoảng 58 000 người. Trận chung kết Cúp FA thứ hai diễn ra giữa hai câu lạc bộ Sheffield United và Chelsea vào năm 1915, Sheffield United thắng trận với tỷ số 3-0 trước sự chứng kiến gần 50 000 khán giả.[13][14] Vào ngày 27 tháng 12 năm 1920, Sân vận động Old Trafford đạt kỷ lục số lượng khán giả đến theo dõi lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là một trận đấu với lượng khán giả đến sân khoảng 70 504 người chứng kiến đoàn quân Quỷ đỏ thua 3-1 bởi Aston Villa nhưng đã lên ngôi vô địch mùa giải đó.[15] Sân cũng được tổ chức trận đấu quốc tế, khi đội tuyển bóng đá Anh để thua 0-1 trước đội tuyển Scotland với lượng khán giả 49 429 người vào ngày 17 tháng 4 năm 1926.[16][17]

Năm 1939, sân thu hút lượng khán giả kỷ lục là 76 962 người đến theo dõi trận Bán kết Cúp FA giữa Grimsby và Portsmouth.[18][19] Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến (1939-1945), Old Trafford bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc oanh tạc bằng không quân của phát xít Đức, do thế mà trong suốt 3 năm sau đó từ 1946 đến 1949, United phải “đá nhờ” tại sân Maine Road của Câu lạc bộ cùng thành phố là Manchester City.[20][21] Trận đấu đầu tiên của United tại Old Trafford sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào ngày 24 tháng 8 năm 1949 với sự góp mặt của 41 748 khán giả chứng kiến một chiến thắng 3-0 trước Bolton Wanderers.[22][23]

Năm 1966, Old Trafford là một trong những sân vận động được dùng cho World Cup tổ chức tại Anh.[24] Trận Chung kết tái đấu cúp FA năm 1970 giữa Leeds và Chelsea cũng diễn ra tại đây, Chelsea thắng trận với tỷ số 2-1.[25][26] Trong thập niên 1970, Old Trafford trở thành sân bóng đầu tiên ở Anh được trang bị hàng rào quanh sân, nhằm ngăn chặn những hành vi quá khích của cổ động viên (hàng rào này về sau bị dỡ bỏ).[27]

Khán đài Stretford End vào những năm 1990

Với những nỗ lực cải tiến sân vận động không ngừng kể từ sau khi chịu sự phá hoại của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, sức chứa của sân liên tục giảm. Đến năm 1980, sức chứa đã giảm từ 80 000 chỗ ngồi xuống còn 60 000 chỗ ngồi.[11][28] Từ năm 1990 đến năm 2003, sân vận động Old Trafford là sân có sức chứa lớn nhất nước Anh với 68 217 khán giả. Năm 2003, Sân vận động Old Trafford tổ chức trận chung kết UEFA Champions League giữa MilanJuventus.[29]

Góc khán đài phái Tây vào đầu mùa giải 2000-2001

Từ năm 2001 đến năm 2007, sau sự phá hủy của Sân vận động Wembley cũ, Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh buộc phải chơi trên sân nhà bởi các đại điểm khác nhau. Trong thời gian đó, Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh đã chơi từ sân Villa Park ở Birmingham đến sân St James 'Park ở Newcastle. Từ năm 2003 đến năm 2007, sân Old Trafford đã tổ chức 12 trong 23 trận đấu sân nhà của Đội tuyển Anh, nhiều hơn bất kỳ sân vận động khác. Trận đấu quốc tế mới nhất được tổ chức tại Old Trafford là trận thua 1-0 của tuyển Anh trước đội tuyển Tây Ban Nha vào 07 tháng 2 năm 2007.[30][31][32]

Hình ảnh sân Old Trafford vào tháng 3 năm 2010

Vào giữa tháng 7 năm 2005 và tháng 5 năm 2006, Sân Old Trafford lại được mở rộng thêm 8 000 khán giả ở góc phần tư cả hai phía tây bắc và đông bắc của Sân. Một phần của chỗ ngồi mới được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 3 năm 2006 với sự tham dự của 69 070 khán giả trong một trận tại Premier League.[33] Kỷ lục khán giả đến sân tiếp tục bị phá bỏ vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, khi có đến 76 098 khán giả chứng chiến United đánh bại Blackburn Rovers với tỷ số 4-1, có nghĩa là chỉ 114 chỗ ngồi (0.15% của tổng sức chứa 76 212 khán giả) bị bỏ trống.[34][35][36]

Sân Old Trafford đã được sử dụng cho một số trận đấu trong bóng đá tại Thế vận hội mùa hè 2012.[37] Sân vận động tổ chức 5 trận đấu vòng bảng, tứ kết và bán kết tại giải đấu bóng đá nam; một trận vòng bảng và một trận bán kết tại giải bóng đá nữ. Các trận đấu bóng đá quốc tế dành cho nữ đầu tiên được chơi ở đó.[38][39][40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Old_Trafford http://edant.ole.com.ar/notas/2009/12/18/futbolint... http://findarticles.com/p/articles/mi_qn4158/is_20... http://www.london2012.com/venue/old-trafford/ http://www.executiveclub.manutd.com/ http://www.manutd.com/ http://www.manutd.com/en/Fixtures-And-Results/Matc... http://www.manutd.com/en/News-And-Features/Club-Ne... http://www.manutd.com/en/News-And-Features/Club-Ne... http://www.manutd.com/en/News-And-Features/Club-Ne... http://www.manutd.com/en/News-And-Features/Club-Ne...